Tôi sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, nhưng không phải là dân Sài Thành chánh gốc. Từ bé đã bị bạn bè trêu chọc gọi là con nhỏ bắc kì 54. Dẫu vậy, tôi chưa bao giờ thay đổi giọng nói của mình. Và cũng vì bị kì thị, nên tôi cố gắng học hành giỏi giang. Một điều may mắn là tôi có năng khiếu âm nhạc. Tôi biết chơi đàn guitar từ thủa lên 9 (ah cây đàn này mượn anh hàng xóm) và là giọng hát solo trong ca đoàn nhí của giáo xứ Xóm Thuốc, thuộc vùng ngoại ô Hạnh Thông – Gò Vấp. Thế nên từ việc bị ăn hiếp trêu chọc, tôi lại được đám con nít trong xóm ngưỡng mộ lắm lắm. Vào những năm 198x ấy, chả có gì giải trí ngoài việc được ra sân nhà thờ chơi u, chơi nhảy dây, chơi kéo co đánh đáo. Cái thời mà cúp điện triền miên, nên tối tối lại trải chiếu ngoài hiên nhà, tụ tập oánh đàn hát hò. Cũng không biết qua bao nhiêu cái tối như vậy, tôi lớn lên, nhanh lắm, phổng phao, tôi thành thiếu nữ căng tràn sức sống dù tôi mới chớm 13 . Tôi lớn, vẫn chơi guitar (vẫn mượn của hàng xóm), Mẹ ra điều kiện là phải làm việc giúp mẹ xong, mới được chơi. Vào một buổi chiều, tôi phải đạp xe ba gác đi giao cói cho ng ta dệt chiếu. Trời bỗng đổ cơn mưa như trút nước, tôi núp dưới hiên, một căn biệt thự. Nhìn vào trong nhà, hình ảnh cả nhà đang quây quần bên nhau, rồi một anh chàng ôm cây đàn guitar thật đẹp, cất giọng hát: “Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ,.. “Tim tôi tan chảy và nuóc mắt tuôn rơi. Tôi ước tôi được ở trong ngôi nhà ấy, được ôm cây đàn ấy.. Mưa nhỏ dần và anh cũng ngừng chơi, bất giác anh ngước lên và bắt gặp tôi. Tôi trèo lên ba gác.. vội vã đi ..
Hiểu hoàn cảnh nghèo của mình, tôi chỉ biết cố gắng thật nhiều, và gạt bỏ mọi xấu hổ, cứ buổi chiều tan học là đạp xe ba gác đi giao cói cho mẹ. Và rồi, vào cái đêm trăng rằm định mệnh, như thường lệ, cả xóm lại trải chiếu, lại đàn hát, bỗng có anh chàng thư sinh 18, là cái anh chàng con nhà giàu hôm ấy, ảnh đi ngang qua cái xóm nghèo đó, bắt gặp con bé ôm đàn ,, là tôi, anh ghé vào ,, nghe tôi hát, rồi mời tôi tham gia nhóm nhạc của anh. Có cái tên là “Nhật Nguyệt” khỏi nói tôi vui cỡ nào. Từ ngày biết anh, tôi được học thêm nhiều kiến thức âm nhạc, kể cả Toán Lý Hóa gì ảnh cũng giỏi tất. Sau những buổi tập hát ở nhà thờ, anh hay dạy tôi đàn và hát nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn, rồi vào những ngày cuối tuần, lại chở tôi đi ra tận Sài Gòn ( với một con bé vùng ngoại ô như tôi , được thăm nhà thờ Đức Bà ,Sở Thú hay Công viên Tao Đàn là phần thưởng vô giá .Chúng tôi đã đi qua nhiều con đuòng Sài Gòn rợp bóng cây : . Và hai đứa vẫn hay nghêu ngao:”Sài gòn mùa xuân, còn thoáng lá vàng bay.. mặt đuòng bình yên, nằm ngoan như con suối….
Cứ thế, guitar, nhạc Trịnh, và mối tình đầu cứ thấm vào hồn tôi. Thỉnh thoảng tôi kể anh nghe về ước mơ của mình: sẽ trở thành ca sĩ và sẽ làm cô giáo dạy đàn hát cho trẻ con nghèo trong xóm. Anh nắm tay tôi, anh nói sẽ giúp ước mơ của tôi thành hiện thực. Với tôi, những kỷ niệm êm đềm của mối tình đầu trong sáng ngày ấy, chỉ dừng lại ở cái nắm tay ngại ngùng, run rẩy ..Giờ, mỗi khi nhớ lại vẫn thấy xúc động vô cùng. Bởi vì, cái nắm tay ấy là lần đầu cũng như lần cuối. Vào đêm sinh nhật 18 tuổi của tôi, anh hứa sẽ tặng tôi cây đàn guitar đẹp đó. Nhưng trên đuòng chạy qua nhà tôi, anh gặp tai nạn khủng khiếp, toàn thân bị chấn thương và khuôn mặt hoàn toàn biến dạng. Đó là cái tối trận chung kết bóng đá Worldcup vừa kết thúc, người ta ùa ra đường và tai nạn đã xảy ra. Tôi vẫn cứ ở nhà chờ anh, khóc, lo, và tự thắc mắc “tại sao anh không đến??” Mãi cho đến chiều hôm sau, người bạn thân của anh, mang cây đàn đến và kể lại mọi chuyện. Tôi mở cây đàn ra, dòng chữ nắn nót đc khắc lên trên cái cần đàn đã bị cong vì va đập “Thương tặng em Hoài“. Có lẽ anh đã cố lấy thân mình để bảo vệ cây đàn. Gửi kèm với đàn là tấm thiệp với lời chúc: “chúc cho ước mơ của em sớm thành hiện thực“. Tôi đã khóc thật nhiều, bàng hoàng, hụt hẫng, và vì tôi biết, tôi không còn cơ hội được gặp lại anh. Anh bị thương rất nặng và gia đình anh đã đưa anh ra nuóc ngoài chữa trị. Tôi mất liên lạc với anh . . kể từ đó ..
Thời gian trôi qua, mối tình đầu cũng trôi qua, mọi thứ cũng nhạt nhòa. Tôi bận học, rồi đi làm, không có anh chơi cùng và dẫn dắt, tôi mất đi niềm hứng thú với âm nhạc. Cây đàn kỷ niệm vẫn được trân quý treo trong góc phòng. Tôi trải qua nhiều nghề lắm. Ước mơ được làm cô giáo dạy nhạc năm xưa vẫn không thành. Vì cha mẹ tôi cấm tôi chơi nhạc: “Đàn hát là xướng ca vô loài“
25 tuổi. Tôi lấy chồng. Hành trang về nhà chồng chỉ có chiếc xe máy , vali quần áo và cây đàn kỷ niệm. Tôi cũng có kể cho chồng nghe về mối tình đầu. Ổng nói giờ về với ổng rồi, không còn ai cấm đoán nên chơi đàn lại đi. Ổng mang đi sửa lại cái cần đàn. Tôi cũng tập tành lại.
Ngày mang thai con gái đầu lòng. Ổng cứ đi công tác miết. Đêm đêm, một mình cô đơn, nghĩ tới cây đàn, tôi lấy đàn ra, nhưng bụng to, phải nằm ngửa, cái tay với với cũng cố rải lại vài khúc nhạc quen thuộc. Nước mắt cứ thế tuôn rơi, bao nhiêu ký ức đẹp đẽ của mối tình đầu bỗng quay lại .. chỉ phút chốc .. thế thôi .
Năm đầu làm mẹ tôi nghỉ hẳn không đi làm, ở nhà chăm con. Cũng chính lúc này, tôi có cơ hội chơi đàn khi con ngủ say. Và tôi tự nhận ra, cảm giác được ôm đàn và hát cho chính mình nghe, nó “đã” hơn cả việc đứng hát trên sân khấu. Không còn là hát nữa, mà là tiếng lòng mình thổn thức.
Rồi một ngày, thật tình cờ, người bạn trong nhóm nhạc năm xưa nói rằng, quán Cafe Sỏi Đá đang cần ca sĩ nữ biết chơi đàn và hát nhạc Trịnh. Tôi bị thuyết phục, đến hát thử và được nhận Tôi đi hát, cứ ban ngày chăm sóc gia đình đến tối là lên đồ, xách cây đàn lên đường …. Đêm đêm, tôi lại có cơ hội đi lại những con đường rợp bóng năm xưa. Trần Quốc Thảo, Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Bỉnh Khiêm .. Lại được hát Diễm Xưa, Hạ Trắng, Mưa Hồng .. những ký ức đẹp đẽ năm nào, như chấp cánh cho tiếng hát tôi ,, bay cao. Những lúc hát xong, một mình chạy xe về trên con đương Sài Gòn lộng gió, thấy lòng vui và đời bỗng bình yên.. Thú thật, trải qua bao nhiêu nghề: làm kế toán, làm nhân viên vp, bán hàng.. , tôi chợt nhận ra: chỉ có đàn và hát mới khiến tôi cảm thấy hạnh phúc thật sự. Nhất là ở Sỏi Đá, tôi có nhiều khán giả yêu mến lắm, tôi được hát nhiều ngày trong tuần, và tôi có nhiều tiền. Điều đó, khiến tôi sung sướng. Cái sự sướng đó, tưởng như chớp mắt. Ấy vậy mà cũng gần 18 năm tôi hát ở Sỏi Đá. Con gái tôi giờ đã 20 .. Nhanh thật “thời gian tựa cánh chim bay”.
Rồi Covid ập tới, cướp mất đi niềm hạnh phúc của tôi. Sỏi Đá đóng cửa…. Ngày ngày đưa con đến nhạc viện học, (con bé cũng đam mê nhạc như mẹ) tôi hay rẽ vào Ngô Thời Nhiệm, đứng trước cửa quán Sỏi Đá, giờ chỉ còn là đống đổ nát, xót xa ngậm ngùi. Và chắc hẳn không chỉ riêng tôi, mà rất rất nhiều người đã tiếc nuối một sân khấu cồ kính rêu phong, ánh đèn vàng và những tình khúc xưa lãng đãng, êm đềm.
Rồi tôi..nghỉ hát. Tôi bắt đầu bán online. Phải chắt chiu và tính toán cho những dự định tương lai, vì chưa bao giờ đời sống lại bất ổn như lúc này. Mong sao cho Covid mau qua, tôi sẽ thực hiện ước mơ năm nào: mờ một lớp dạy đàn hát và một sân khấu nhỏ hát nhạc Trịnh – cho riêng mình. Cây đàn năm xưa vẫn ở bên tôi, nhưng giờ tôi không còn đơn độc, đã có con gái cùng tôi .. bước tiếp..hát tiếp..
“Em còn nhớ
Hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn .. mưa rồi chợt nắng“